Hải quân Hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam

Việt Nam đang rất nỗ lực cải thiện khả năng kiểm soát các vùng nước nông và vùng đặc quyền kinh tế, hướng sức mạnh hải quân vào vùng Biển Đông và tăng cường khả năng chống ngầm. Hải quân Việt Nam gần đây có kế hoạch đóng tới 20 tàu tên lửa theo chiến lược "biển xanh - blue water" và hiện đại hóa các Tổ hợp đóng tàu Hồng HàBa Son. Việt Nam cũng đang thực hiện chương trình để thay thế các tàu và phương tiện cũ và lỗi thời thông qua chương trình mua sắm hoặc tự đóng mới đến 2010. Chương trình này hướng đến việc trang bị những tàu chiến đấu và phương tiện có tính chiến lược cho Hải quân theo kế hoạch đã được Chính phủ và Bộ Quốc phòng thông qua.

Việt Nam nỗ lực để bảo vệ những khu vực khai thác dầu mỏ và khí đốt then chốt ngoài khơi mà nước này tuyên bố thuộc chủ quyền, đối phó với sự gia tăng sức mạnh có chủ ý của các quốc gia láng giềng và đối phó hiệu quả với mối đe dọa tiềm tàng bởi sự gia tăng số lượng tàu ngầm thông thường của Trung Quốc và các nước trong khu vực. Những chương trình mua sắm giới hạn của hải quân tập trung vào việc phát triển khả năng tác chiến chống ngầm, chống tàu nổi và quét mìn.

Hệ thống huấn luyện

Nâng cấp trang bị

Nâng cấp tàu quét mìn Yurka với phương tiện lặn không người lái Pluto Plus do hãng idRobotica, Thụy Sỹ chế tạo, chuyên thực hiện các nhiệm vụ rà quét thủy lôi hay các thiết bị nổ dưới nước. Thay thế màn hình hiển thị thế hệ cũ bằng màn hình tinh thể lỏng.

Nâng cấp hệ thống định vị thủy âm trên tàu Petya bằng hệ thống BEL HMS-X2 do Ấn Độ sản xuất. Lắp giá phóng tên lửa vác vai lên tàu Petya, loại tên lửa có thể lắp trên giá phòng gồm 9K32 Strela-2 hoặc Igla, sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại. Hiện Việt Nam đã tự sản xuất cả hai loại tên lửa phòng không vác vai này. Cùng với gói nâng cấp trên, hiện Việt Nam cũng đã thực hiện thành công hàng loạt gói nâng cấp mới với chiến hạm Petya, trong đó có thay màn hình hiển thị radar thế hệ cũ bằng màn hình tinh thể lỏng.[53]

Mua sắm

Trong giai đoạn 1996-1999, Việt Nam đã mua 4 tàu hộ vệ loại Tarantul-2 cải tiến từ Liên bang Nga. Các tàu này được trang bị các cặp ống phóng kép dùng tên lửa đối hạm SS-N-2D Styx, tên lửa phòng không Igla, và pháo bổ trợ.

Năm 1997, Việt Nam đã mua 2 tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Yugo từ Bắc Triều Tiên. Theo Hiệp định Hợp tác quốc phòng giữa 2 nước, Hải quân Ấn Độ đồng ý cung cấp dịch vụ huấn luyện nhân viên cho Hải quân Việt Nam, bao gồm cả huấn luyện kíp thủy thủ tàu ngầm. Hiện vẫn chưa rõ là có sự liên quan với một chương trình mua sắm tàu ngầm mới hay không, hay đơn thuần chỉ là đi kèm với việc mua các tàu ngầm lớp Yugo. Dù vậy, việc mua tàu ngầm mini Yugo có thể cho thấy đây là bước đầu trong chương trình tăng cường năng lực tác chiến dưới mặt nước và chống ngầm của Việt Nam vốn được định hướng từ lâu.

Gần đây, năm 2008, Việt Nam được cho là muốn mua các tàu ngầm đã qua sử dụng của Serbia. Cơ hội này đã nảy sinh khi Serbia và Montenegro chia tách năm 2006, dẫn đến Serbia không còn đường bờ biển. Việt Nam nhận thấy có thể mua 3 tàu ngầm thông thường và 3 tàu ngầm mini vốn đã không còn bờ biển để hoạt động. Tuy nhiên, nỗ lực này bất thành, vì sau đó toàn bộ các tàu ngầm đã được bán cho Ai Cập.

Theo Hiệp định Hợp tác Quốc phòng kỳ hồi tháng 3 năm 2000, Hải quân Ấn Độ cũng đồng ý sửa chữa, nâng cấp và đóng mới các tàu tuần tra cao tốc cho hải quân Việt Nam. Tháng 6 năm 2005, Hải quân Ấn Độ đã chuyển 150 tấn phụ tùng và linh kiện cho các tàu hộ tống Petya và tàu tấn công tên lửa Osa-II. Tháng 12 năm 2007, trong chuyến thăm Hà Nội của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng A. K. Anthony, Ấn Độ đã đồng ý cung cấp cho Việt Nam 5.000 chi tiết phụ tùng thiết yếu cho ác tàu chống ngầm lớp Petya để đảm bảo khả năng hoạt động của chúng. Tháp tùng Bộ trưởng còn có các sĩ quan cấp cao của Hải quân Ấn Độ.

Ngày 24/6/2009, tại triển lãm hải quân MVMS-2009St. Petersburg, Nga, ông Oleg Azizov, đại diện Rosoboronoexport cho biết, năm 2010, Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam 2 tàu hộ tống Gepard 3.9 theo hợp đồng ký năm 2006.Sau đó,hải quân Việt Nam đã đặt tên cho hai tàu Gepard 3.9 nhập từ nga là Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng. co nhiệm vụ là tàu hộ tống đa năng hạng nhẹ Tàu hộ vệ lớp Gepard dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển; khi cần thiết có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật. Tàu được trang bị nhiều loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28.

Trước đó, có tin Nga cũng đang đàm phán về việc đóng cho Hải quân Nhân dân Việt Nam 6 tàu ngầm Projekt 636 Kilo và các vũ khí kèm theo trị giá 4,3 tỷ USD.

Ngoài ra, năm 2011 Việt Nam còn nhận được 2 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P đặt hàng từ năm 2005 từ Nga. K-300 là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất thế giới, sử dụng tên lửa chống hạm tân tiến P-800 Yakhont có vận tốc bằng 2,5 lần tốc độ âm thanh và có tầm bắn đến 300 km.

Triển khai hệ thống phòng thủ biển đảo CIDS do Israel đề xuất với nòng cốt là rocket EXTRA và đạn phản lực ACCULAR.

Chế tạo

Năm 2001, Việt Nam đã hạ thủy chiếc tàu tấn công tên lửa BPS-500 mang 8 tên lửa Kh-35 Uran theo thiết kế mà Nga chuyển giao. Tuy nhiên tàu không đáp ứng được những tiêu chuẩn mà Hải quân Việt Nam đề ra, nên dự án không được tiếp tục. Việt Nam chuyển hướng sang đóng tàu tên lửa lớp Molniya. Theo hợp đồng năm 2006, Việt Nam được cấp bản quyền để tự đóng 10 tàu loại này.

Cuối tháng 9/2011, Công ty đóng tàu Hồng Hà (Nhà máy Z173) đã xuất cảng tàu chiến "made in Vietnam" hoàn toàn do Việt Nam sản xuất từ khâu thiết kế (có mua tham khảo từ phía Nga) đến đóng tàu. Tàu hiện mang tên TT-400TP. Đây là lớp tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động hoạt động trên biển với bốn nhiệm vụ: tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước.[54]

Cuối năm 2011, Việt Nam cũng đàm phán với Nga về việc mua tiếp 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 và bản quyền để tự đóng 2 tàu loại này trong nước.Đến năm 2017, Việt Nam đã nhận được đủ 4 tàu này.

Năm 2013, trước nhu cầu lớn về đạn 30mm (kiểu YOF-84 do Nga sản xuất) dùng cho pháo hạm AK-630/AK-630M được trang bị trên tàu tên lửa Molniyatàu hộ vệ Gepard của Hải quân Việt Nam, Bộ Quốc phòng đã giao cho Viện Vũ khí, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng nghiên cứu, chế thử đạn pháo hải quân.[55] Đến khoảng năm 2017, đề án đạt được thành công, quân đội Việt Nam đã có khả năng sản xuất đạn 30mm kiểu ĐPST-30 và cơ bản tự chủ được loại đạn này, thay vì phải phụ thuộc vào nhập khẩu như trước.[56] Theo thông tin vào tháng 2 năm 2020, Việt Nam cũng đã tự chủ sản xuất được đạn pháo 76,2mm dùng cho pháo hạm AK-176, đặt tên là "76,2mm PST – Hải quân".[57]

Năm 2019, Việt Nam đã sản xuất thành công tên lửa chống hạm KCT 15, phiên bản Kh-35 do Việt Nam tự sản xuất dựa trên giấy phép của Nga. Có những nguồn tin cho rằng Việt Nam đang nghiên cứu phiên bản tấn công mặt đất cho loại tên lửa này.[58]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam http://www.vietnamdefence.com/Home/tintuc/Viet-Nam... http://www.youtube.com/watch?v=hMD_zk0FJe4 http://vnexpress.net/tong-thuat/thoi-su/my-do-bo-h... http://www.vast.ac.vn/tin-tuc-su-kien/tin-khoa-hoc... http://anninhthudo.vn/quan-su/infographic-viet-nam... http://baodatviet.vn/anh-nong/sonar-sieu-manh-giup... http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-na... http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-na... http://baoninhthuan.com.vn/news/71510p0c154/viet-n... http://cand.com.vn/Khoa-hoc-Quan-su/May-bay-sieu-n...